4 lĩnh vực Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tìm cơ hội hợp tác với VAMI
Giáo dục, đào tạo kỹ sư thực hành, Sản xuất Gig, Nhà kho thông minh, Dụng cụ cơ khí xuất khẩu đó là những lĩnh vực cụ thể sẽ được tập trung kết nối cho doanh nghiệp thời gian tới thông qua VAMI và IHK.
Sau một thời gian 4 năm kể từ ngày ký Biên bản ghi nhớ giữa với VAMI năm 2019, đại dịch Covid 2019 đã khiến cho IHK (Phòng thương mại và Công nghiệp Đức) và VAMI chưa thể triển khai sâu rộng các hoạt động hợp tác giữa khối doanh nghiệp hai bên.
Bối cảnh kinh tế vẫn là một vấn đề nóng khiến cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp đến từ các khu vực châu lục khác dịch chuyển cơ cấu đầu tư và tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, tìm kiếm cơ hội. Và đó là mục đích chuyến đi của ông TILO Werner, đại diện IHK lần này đến Việt Nam.
Chuyến đi lần này, IHK mong muốn làm việc với VAMI và một số doanh nghiệp tại miền Bắc, Đà Nẵng và tp Hồ Chí Minh để có một khảo sát sơ bộ về nhu cầu của khối doanh nghiệp Việt, sẵn sàng cho các cuộc kết nối gần nhất trong tương lai.
IHK, có thể được ví như VCCI của Việt Nam, quy tụ khoảng 26.300 doanh nghiệp thành viên tại Bang Thuringia Liên Bang Đức, họ có nhiều nhiệm vụ chính như đào tạo và hướng nghiệp cho sinh viên, kỹ sư (cấp chứng chỉ nghề cho người lao động tất cả các lĩnh vực); Hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và đóng góp soạn thảo chính sách. Luật cho Chính phủ Bộ ban ngành trước khi thông qua hoặc đưa vào thực thế; Xúc tiến thương mại trong ngoài nước,…
Trung tâm kinh tế này cách sân bay quốc tế 2h chạy Metro và hơn 3h ô tô.
Đây là một bang mà rất phát triển các lĩnh vực công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, chuỗi cung ứng, ICT công nghệ Nano và cảm biến, cơ khí và tự động hóa,…
Hiện IHK đang mong muốn triển khai dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp như chuyển đổi số, đào tạo (thu hút các học viên học nghề, đạo tạo và được cấp chứng chỉ của Đức. Nguồn kinh phí cho các hoạt động của IHK đều được đến từ các thành viên và một phần từ Quỹ của địa phương, nơi bang đang đóng.
Đối với lĩnh vực hợp tác trong sản xuất, đại diện IHK cho biết họ tham khảo cả thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiều vì nhiều lý do văn hóa cách thức triển khai, các doanh nghiệp Đức cũng như IHK mong muốn có thể tìm thấy cơ hội và phát triển với Việt Nam. Có thể ban đầu về giá và các quy trình làm việc chưa thể như các doanh nghiệp các nước khác song, nếu từng bước thực hiện từng hợp đồng từ đơn giản đến phức tạp, hoàn thiện dần các quy trình, Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Đức. Về vấn đề này, ông Nguyễn Chỉ Sáng cho rằng, nhiều đoàn doanh nghiệp các nước như Mỹ đến làm việc với Hiệp hội chúng tôi cũng đã tư vấn họ cụ thể trong quá trình chọn những đơn vị doanh nghiệp ít nhiều có kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư châu Âu, hoặc thông qua một vài trung gian đã tiếp cận chuỗi cung ứng, làm tốt một đơn hàng nhỏ sẽ làm được những thứ khác. Việt Nam sẽ trở thành một trong quốc gia, các đối tác châu Âu và Mỹ lựa chọn nhiều hơn trong tương lai. Từ những doanh nghiệp hạt nhân, sẽ nhân bản lên những doanh nghiệp khác.
IHK đánh giá cao các doanh nghiệp VAMI, rất chuyên sâu và chất lượng, nơi đây tụ họp nhiều doanh nghiệp lớn, có quy mô như Thaco Trường Hải, Hyundai Thành Công, VEAM,…
Nội dung mong muốn hợp tác với các bên từ Phía IHK
Sau buổi làm việc, hai bên đã đi đến thống nhất, thời gian tới sẽ có 4 lĩnh vực được triển khai đầu tiên: Giáo dục đào tạo; Sản xuất linh kiện phụ kiện như Zig cho thân vỏ ô tô; Nhà kho thông minh; Sản xuất gia công các dụng cụ cơ khí cho xuất nhập khẩu.