HỘI NGHỊ "VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM" TẠI HÀ NỘI
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2019 về các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức “Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam” vào 08h00-12h ngày 24/9/2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Ông Đào Phan Long Chủ tịch VAMI báo cáo tình hình ngành Cơ khí Việt Nam tại Hội nghị.
Hội nghị “về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo, cùng tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, với sự tham dự của 350 đại biểu gồm: Lãnh đạo và đại diện các cơ quan trung ương và địa phương, các đơn vị phối hợp. Trong đó có Thường trực Hiệp hội, Chủ tịch VAMI, Ông Đào Phan long. Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ông Nguyễn Chỉ Sáng. Phó Chủ tịch, Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp Cơ khí và Đời sống Ông Lê Văn Tuấn, cùng với 150 Doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội.
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VAMI báo cáo và đưa ra các kiến nghị để thúc đẩy ngành Cơ khí phát triển tại Hội nghị
Ông Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch VAMI, Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp Cơ khí và Đời sống báo cáo các khó khăn của Doanh nghiệp Cơ khí với Thủ Tướng
Thủ Tướng Chính Phủ, Ông Nguyễn Xuân Phúc kết luận và đưa ra chỉ đạo đối với các Bộ, ban, ngành đấy mạnh phát triển Ngành Cơ khí đến 2030 tầm nhìn 2035.
Hội nghị "về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam” được tổ chức với mục đích tìm kiếm các giải pháp để Việt Nam tăng trưởng bền vững trong dài hạn, nâng cao chất lượng nền kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia. Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí sẽ giúp giảm nhẹ kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, qua đó hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (nhất là cán cân thương mại) cũng như ngoại tệ đối với những nước nhập khẩu hàng hóa.