Kiến nghị của VAMI tại hội nghị do Bộ kế hoạch đầu tư tổ chức đề xuất các
giải pháp khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp do tác động đại dịch Covid-19
Nhằm cập nhật tình hình tác động bởi Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá khả năng hấp thụ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian vừa qua và đề xuất các chính sách hỗ trợ bổ xung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; ngày 1 tháng 3 năm 2021, Bộ Kế hoạch đầu tư đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia đại diện cho các vùng miền của cả nước. Buổi họp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì với sự tham gia của gần 100 đại biểu. Hội nghị đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến, phản ánh, phân tích, đề xuất của các lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia…
Buổi họp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì với sự tham gia của gần 100 đại biểu
Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí tham dự hội nghị gồm ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Lilama, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành công; ông Đào Đức Thọ, Tổng giám đốc Tổng công ty Coma.
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Chỉ Sáng cho rằng ngành cơ khí, sau một thời gian kéo dài của dịch bệnh, các doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn sau: Đơn hàng cho các doanh nghiệp bị giảm. Với khách hàng nước ngoài, do bản thân các nước cũng đang bị suy giảm do đại dịch, giao thương đi lại khó khăn. Trong nước do nền kinh tế giảm phát triển. Đây là khó khăn lớn nhất và khó tháo gỡ nhất. Việc mua bán vật tư thiết bị bị kéo dài thời gian, tăng cước vận chuyển khoảng trên 30%. Với các sản phẩm xuất khẩu, thủ tục xuất cảnh cho các chuyên gia đi lắp đặt, bàn giao sản phẩm mất nhiều thời thời gian, tốn thêm kinh phí.Với một công trình lớn có sự tham gia của chuyên gia, phát sinh thêm chi phí chuyên gia, vừa không thể sang theo tiến độ, phải cách ly, doanh nghiệp phải trả lương chuyên gia thời gian cách ly. Thời gian xin phép để được nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài kéo dài còn làm chậm tiến độ dự án, gây tổn thất về kinh tế (tổn thất này chưa tính toán được). Với một số dự án đang triển khai tại nước ngoài theo yêu cầu của Chính phủ cần đưa người lao động về nước, phát sinh tốn kém do phải hủy hợp đồng với bên A, phải thuê máy bay, cách ly….Bên cạnh đó, một số chính sách đã ban hành của Chính phủ như hỗ trợ vốn (giãn nợ, giảm lãi suất...) do nhiều điều kiện ràng buộc, đa số các doanh nghiệp không tiếp cận được.
Từ đó kiến nghị Chính phủ:
Các ý kiến đóng góp khác bao gồm: Kéo dài thời gian cho gói Hỗ trợ chưa đến được tay doanh nghiệp; giảm các điều kiện đã ban hành để gói hỗ trợ có thể đến được tay doanh nghiệp và phát huy hiệu quả; giãn thuế, giảm thuế, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ việc nội địa hóa đặc biệt trong luật đấu thầu; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ SME đặc biệt là việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SME có được đất đai xây dựng nhà máy…
Kết luận cuộc họp Bộ trưởng đồng ý với các đề xuất của các đại biểu: Xin gia hạn các gói hỗ trợ chưa sử dụng, cân nhắc bổ xung gói hỗ trợ mới, nới lỏng điều kiện để tiếp nhận gói hỗ trợ, tiếp thu một số ý kiến có liên quan đến luật đấu thầu, tạo đơn hàng cho doanh nghiệp trong nước, Bộ KHĐT ghi nhận, nghiên cứu để đề xuất Chính phủ những giải pháp thích hợp. Bộ trưởng cũng đề nghị các Hiệp hội, doanh nghiệp phấn đấu để nâng cao sức khỏe doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thích ứng với các khó khăn trong giai đoạn tới.
Văn phòng VAMI