Cơ hội và thách thức cho một số nhà máy đóng tàu Việt Nam
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới và khu vực, gâu nhiều ảnh hưởng cho sản xuất công nghiệp nói chung và cơ khí nói riêng. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi và tạo cơ hội phát triển cho một số lĩnh vực sản xuất chế tạo, đặc biệt là phải đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế. Ngoài ra, một số nhà máy đóng tàu cũng có nhiều việc làm hơn. Việc làm và thu nhập của Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) và Nhà máy đóng tàu Phà Rừng vẫn ổn định, đảm bảo được mục tiêu kép là chống dịch và sản xuất. “Có nhà máy đóng tàu VN nhận đơn hàng 4 tháng đầu năm bằng 2 năm qua cộng lại” (DQS), Còn đơn hàng sửa chữa của Phà Rừng tăng 20% so với cùng kỳ đầu năm 2019.
Theo các chuyên gia, có hai lý do khiến sửa chữa tàu biển tăng. Thứ nhất, do dịch COVID-19 nên lượng tàu không sửa ở Trung Quốc chuyển đến sửa ở Việt Nam và các nước khác nhiều hơn. Lý do thứ hai là theo Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, từ năm 2020 các tàu biển phải sử dụng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm lượng khí ôxit lưu huỳnh (SOx). Nếu tàu vẫn sử dụng dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao thì cần phải hoán cải. Các công ty của SBIC vì vậy cũng có nhiều đơn hàng hơn, khi nguồn cung sửa chữa trong khu vực là có giới hạn.
Mặc dù sửa chữa chỉ là cơ hội ngắn hạn, để làm được được điều này các doanh nghiệp đóng tàu đã phải tối ưu hóa đẩy chi phí về mức cạnh tranh quốc tế, chủ động mở rộng thị trường qua các kênh môi giới cả trong và ngoài nước, giảm bộ máy điều hành ...
Để thúc đẩy phát triển, các chuyên gia cũng nhận thấy nhận thấy phần lớn các văn bản xuất nhập khẩu tại Việt Nam là dành cho các mặt hàng bình thường. Đang thiếu các văn bản, quy phạm cho ngành đặc thù là sửa chữa tàu biển và sửa chữa máy bay. Cần có hành lang pháp lý tạm nhập tái xuất hỗ trợ cho hai ngành này để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.
Các chuyên gia VAMI cho rằng, một trong những hướng đi bền vững cho các nhà máy đóng tàu là mở rộng đối tác cả ở trong và nước ngoài. Bởi vậy, cần các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ tiếp cận và tìm kiếm nguồn hàng, cũng như chuỗi cung ứng phụ kiện mà trong nước chưa sản xuất được.